WELCOME TO
VIETSTAR AIRLINES MULTIROLE CORPORATION

Công ty Hàng Không Lưỡng Dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) là Công ty hàng không có chức năng vận chuyển hành khách - hàng hóa, sửa chữa – bảo dưỡng máy bay, cung ứng xăng dầu hàng không và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không. Thành lập ngày 27 tháng 04 năm 2010, Công ty đã tiến hành xây dựng dự án đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng điều kiện khắt khe về an toàn của ngành hàng không và đã nhận được giấy phép kinh doanh hàng không chung của Cục hàng không Việt Nam cấp.
Vietstar Airlines là doanh nghiệp Cổ Phần liên doanh, liên kết với Quân chủng Phòng không – Không quân, trong đó Công ty sửa chữa máy bay A41 là cổ đông của Công ty.


Khai thác hành khách thuê chuyến - Charter

../services 1

Cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không theo phương thức thuê chuyến nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng có nhu cầu vận chuyển nhanh chóng hoặc lượng hàng lớn.

Cung cấp dịch vụ mặt đất cho các loại máy bay

../services 1

Phục vụ mặt đất cho các loại máy bay của các Hãng hàng không đi và đến theo chuẩn Quốc tế nhằm đảm bảo chuyến bay cất cánh an toàn và đúng giờ

Sửa chữa, bảo dưỡng máy bay

../services 1

Công ty cung ứng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho khách hàng là các hãng hàng không đang hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các loại máy bay được phục vụ chủ yếu là Airbus, Boeing, ATR-72, Bombardier và các loại máy bay cánh bằng loại nhỏ.

Đào tạo Phi công

../services 1

Cung ứng dịch vụ đào tạo, chuyển loại phi công từ cơ bản đến bay thương mại. Ngoài ra công ty còn cung ứng nguồn nhân lực phi công cho các hãng hàng không Thương mại đang khai thác.

Những sự kiện đáng nhớ của hàng không Việt

Ngày đăng: 23/12/2011 10:24 GMT+7
Số lần đọc tin: 2436
 

Năm 2011, suy thoái kinh tế đã khiến nhiều hãng hàng không trên toàn cầu phá sản. Ở Việt Nam, 2 hãng bay cũng phải đóng cửa vì thiếu vốn. Một số nhà khai thác khác gặp rắc rối về phi công, cùng những sự cố hy hữu.

Giữa tháng 11, Chính phủ phát đi thông điệp về phương án tái cơ cấu đối với Jetstar Pacific trên cơ sở chuyển giao toàn bộ phần vốn Nhà nước từ hãng này cho một doanh nghiệp khác quản lý. Đơn vị tiếp quản có thể là Vietnam Airlines - hãng hàng không quốc gia đang chiếm trên 80% thị phần nội địa.

Đầu tháng 12, thị trường hàng không nội địa thêm một cú sốc khi liên tiếp 2 hãng hàng không nhận quyết định khai tử. Hãng tư nhân Trãi Thiên chưa một lần cất cánh nhưng đối mặt với tình cảnh nợ nần, không có tiền chi trả lương nhân viên nên bị rút giấy phép. Cùng thời điểm này, Hãng Indochina Airlines của nhạc sĩ Hà Dũng cũng nhận quyết định khai tử sau hơn 2 năm ngừng bay.

Số phận Indochina Airlines vốn đã được định đoạt từ hơn một năm trước - khi cả trăm nhân viên hãng xếp hàng để đòi ông chủ Hà Dũng thanh toán tiền lương. Ít nhất 35 đại lý bán vé máy bay làm đơn gửi cơ quan chức năng kêu cứu về số tiền gần 2 tỷ đồng mà hãng vận chuyển này nợ. Hãng cung ứng xăng dầu Vinapco vàNgân hàng ACB thậm chí còn khởi kiện hãng ra tòa vì cho rằng đang bị Indochina Airlines chiếm dụng vốn với số tiền lên tới hàng triệu USD.

Nhạc sĩ Hà Dũng tuy chưa tin Indochina Airlines nhận quyết định khai tử song cũng chia sẻ với VnExpress.net rằng: "Chúng tôi bay trong bối cảnh kinh tế không mấy thuận lợi, khủng hoảng, lạm phát, giá xăng dầu biến động. Đây chính là lý do hãng chưa thành công như kỳ vọng".

2011 còn là năm thị trường hàng không chứng kiến nhiều biến cố liên quan đến con người, trong đó có phi công, tiếp viên và hành khách. Thanh tra hàng không đã ban hành ít nhất 6 quyết định xử phạt liên quan đến chuyện hành khách Vietnam Airlinesnghịch cửa thoát hiểm, hút thuốc trong toilet máy bay chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng. Các sự cố khác liên quan đến việc hành khách nói đùa có bom, say rượu gây gổ hay sàm sỡ tiếp viên cũng không còn là chuyện hiếm.

Vietnam Airlines từng gặp khủng hoảng cực nặng về mặt truyền thông khi HLV trưởng Taewondo - Lê Minh Khương dọa kiện vì cho rằng tiếp viên của hãng đã cư xử không đúng mực với ông. Sự vụ kéo dài gần 2 tháng và báo chí cũng tốn không ít giấy mực. Thanh tra hàng không vào cuộc, dựng lại hiện trường và lấy lời khai của nhiều nhân chứng. Sau đó, sự việc khép lại bằng quyết định xử phạt 2 triệu đồng đối với ông Khương vì chưa tuân thủ các quy định về an toàn hàng không. Vietnam Airlines qua đó cũng rút kinh nghiệm trong xử lý tình huống với các "thượng đế".

Gần đây nhất, Thanh tra hàng không cũng ra quyết định xử phạt đối với kíp trực kiểm soát không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất vì sơ suất hô nhầm lệnh hạ cánhxuống đường băng đang có xe công vụ chở nhân viên. Sự cố xảy ra vào ngày đầu tiên của tháng 10, một chiếc máy bay từ Đài Loan chuẩn bị tiếp cận hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Kiểm soát viên không lưu đáng lẽ phải hô báo: "25 phải", người này lại đọc nhầm lệnh thành "25 trái".

Trong khi đó, đường băng 25 trái đang có công nhân làm nhiệm vụ cạo vệt cao su cùng với một chiếc ôtô chuyên dùng đang đỗ tại đây. Lúc đó, một kiểm soát viên không lưu khác cùng kíp trực đã nhận ra sự nhầm lẫn này nên cảnh báo cho đồng nghiệp nhắc lại thông tin. Vì thế, sự cố được xử lý kịp thời nên không xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên, sự cố gây xôn xao dư luận nhất là việc phi công Vietnam Airlines bị nghi dùng bằng lái máy bay giả. Phi công người Hàn Quốc - Kim Tae Hun của Vietnam Airlines đã phải 2 lần hạ cánh mới thành công và đi chệch được băng. Nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành điều tra và cho rằng phi công Kim đã khai man giờ bay (người này khai đã bay 680 giờ, trong khi thực tế chỉ bay có một giờ).

Cục Hàng không VN sau đó đã vào cuộc điều tra và kết luận Vietnam Airlines đãquá vội vàng khi thuê phi công ngoại chưa thẩm định kỹ hồ sơ nên dẫn đến những sai sót không đáng có. Trong lúc Vietnam Airlines lo khắc phục hậu quả, sốc lại quy trình tuyển dụng thì phi công Kim đã đầu quân cho một hãng hàng không tại Lào với 3 loại bằng lái khác nhau.

Theo Vnexpress.net

 
Các tin đã đưa: