WELCOME TO
VIETSTAR AIRLINES MULTIROLE CORPORATION

Công ty Hàng Không Lưỡng Dụng Ngôi Sao Việt (Vietstar Airlines) là Công ty hàng không có chức năng vận chuyển hành khách - hàng hóa, sửa chữa – bảo dưỡng máy bay, cung ứng xăng dầu hàng không và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không. Thành lập ngày 27 tháng 04 năm 2010, Công ty đã tiến hành xây dựng dự án đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng điều kiện khắt khe về an toàn của ngành hàng không và đã nhận được giấy phép kinh doanh hàng không chung của Cục hàng không Việt Nam cấp.
Vietstar Airlines là doanh nghiệp Cổ Phần liên doanh, liên kết với Quân chủng Phòng không – Không quân, trong đó Công ty sửa chữa máy bay A41 là cổ đông của Công ty.


Khai thác hành khách thuê chuyến - Charter

../services 1

Cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không theo phương thức thuê chuyến nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng có nhu cầu vận chuyển nhanh chóng hoặc lượng hàng lớn.

Cung cấp dịch vụ mặt đất cho các loại máy bay

../services 1

Phục vụ mặt đất cho các loại máy bay của các Hãng hàng không đi và đến theo chuẩn Quốc tế nhằm đảm bảo chuyến bay cất cánh an toàn và đúng giờ

Sửa chữa, bảo dưỡng máy bay

../services 1

Công ty cung ứng dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay cho khách hàng là các hãng hàng không đang hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các loại máy bay được phục vụ chủ yếu là Airbus, Boeing, ATR-72, Bombardier và các loại máy bay cánh bằng loại nhỏ.

Đào tạo Phi công

../services 1

Cung ứng dịch vụ đào tạo, chuyển loại phi công từ cơ bản đến bay thương mại. Ngoài ra công ty còn cung ứng nguồn nhân lực phi công cho các hãng hàng không Thương mại đang khai thác.

Vietnam Airlines sẽ có 4 hãng bay khi trở thành Tập đoàn hàng không

Ngày đăng: 28/10/2012 05:06 GMT+7
Số lần đọc tin: 6765
 

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Đề án này được Bộ GTVT đánh giá có tính khả thi để phát triển hàng không quốc gia trong 8 năm tới.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Đề án Tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đề án này được Bộ GTVT đánh giá là có tính khả thi để phát triển hàng không quốc gia trong 8 năm tới.
 
Như vậy, sau Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thì Vietnam Airlines là Tổng Công ty 91 cuối cùng của ngành GTVT đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu trình Chính phủ. 
 
Tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 4629/BGTVT - QLDN, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định cái đích của việc tái cơ cấu Hãng hàng không Quốc gia dự kiến kéo dài 8 năm (giai đoạn 2012 - 2020) là xây dựng Vietnam Airlines trở thành một tập đoàn vận tải hàng không mạnh trong khu vực, mang thương hiệu quốc gia gồm các doanh nghiệp nòng cốt trong các lĩnh vực: vận tải hàng không, công nghiệp hàng không, cung ứng dịch vụ đồng bộ…

Và để đạt mục tiêu nói trên thì Vietnam Airlines sẽ phải triển khai đồng thời 4 trụ cột trong chương trình tái cơ cấu là: tái cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; chiến lược, kế hoạch kinh doanh và sản phẩm; tổ chức lao động; đầu tư, tài chính, quản trị doanh nghiệp.

Thực chất điều này đã được Vietnam Airlines nhấn mạnh tại Đề án Tái cơ cấu trình Bộ GTVT hồi đầu tháng 4/2012 rằng sau khi hoàn tất quá trình chuyển đổi, Tập đoàn vận tải hàng không trong tương lai này sẽ gồm 4 hãng hàng không; 15 công ty con; 12 công liên kết được chuyển đổi từ các đơn vị hiện hữu và 6 công ty thành lập mới.

Trong đó, ngoài Hãng hàng không Quốc gia (công ty mẹ) là hãng hàng không truyền thống, hệ thống hãng hàng không của Vietnam Airlines gồm có: Công ty bay dịch vụ hàng không - VASCO (công ty hạch toán phụ thuộc); Jetstar Pacific Airlines là hãng hàng không chi phí thấp do Vietnam Airlines nắm cổ phần chi phối và công ty liên kết - Cambodia Angko Air.

Kỳ vọng từ đòn bẩy tái cơ cấu, Vietam Airlines dự kiến kết quả kinh doanh của hãng trong giai đoạn 2012 - 2020 sẽ được cải thiện đáng kể. Theo đó, doanh thu vận tải hàng không trong 8 năm tới đạt 43,5 tỷ USD, lợi nhuận vận tải hàng không đạt 0,63 tỷ USD, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1,08 tỷ USD.

Liên quan tới phương án cơ cấu lại danh mục đầu tư, Vietnam Airlines đã đề xuất lên Bộ GTVT các tiêu chí chính: hiệu quả hoạt động và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp có vốn góp đối với hoạt động sản, xuất kinh doanh của Tổng Công ty, Vietnam Airlines dự kiến duy trì 2 công ty TNHH một thành viên là Kỹ thuật máy bay (Vaeco) và Xăng dầu hàng không (Vinapco), các công ty này sẽ hoạt động theo mô mình công ty TNHH 100% vốn Tổng công ty; giữ tỷ lệ góp vốn chi phối đối với 9 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và an toàn hàng không; giữ cổ phần ở mức hiện tại (nếu vốn góp nhỏ hơn 36%) hoặc giữ vốn ở mức có thể có quyền phủ quyết đối với 11 doanh nghiệp là nhà cung ứng sản phẩm truyền thống cho Tổng công ty.

Vietnam Airlines cũng sẽ tiến hành thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản và các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả (lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ dưới 10%). Dự kiến, công việc này sẽ hoàn thành vào năm 2015, số vốn thu hồi được dự kiến là 530 tỷ đồng.

Cũng trong Tờ trình này, Bộ GTVT bày tỏ sự đồng thuận cao với quan điểm của Vietnam Airlines khi cho rằng nhóm giải pháp về tài chính có yếu tố vô cùng quan trọng, tuy nhiên Bộ GTVT cũng khuyến cáo Vietnam Airlines cần nghiên cứu, đưa ra các giải pháp xã hội hóa, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư phát triển.

Được biết, Vietnam Airlines đã từng đặt vấn đề tăng vốn chủ sở hữu bằng nguồn thu từ cổ phần hóa và bổ sung vốn từ lợi nhuận, đồng thời đề nghị tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án tiếp nhận 13 máy bay từ năm 2016 đến 2018. Bên cạnh 2 nhóm giải pháp tăng vốn chủ sở hữu và huy động vốn từ nguồn vay tín dụng xuất khẩu, vay thương mại và phát hành trái phiếu, Vietnam Airlines cũng đề xuất việc được vận dụng hình thức bán và thuê lại tàu bay... để có thể bổ sung vốn khi gặp khó khăn.

Trước đó, Vietnam Airlines đã công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn tài chính quốc tế cổ phần hóa để phục vụ cho mục tiêu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) và đã được Bộ GTVT cũng quyết định phê duyệt. Theo đó, thời điểm chào bán IPO của Vietnam Airlines được Bộ GTVT “chốt” muộn nhất là đến cuối năm 2013
 
Các tin đã đưa: